5 LỄ HỘI ĐỘC ĐÁO Ở MIỀN TÂY NHẤT ĐỊNH KHÔNG THỂ BỎ LỠ

1. Lễ hội vía Bà Chúa núi Sam

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ  được tổ chức hàng năm vào ngày 24/4 âm lịch tổ chức ở Miếu Bà Chúa Xứ thuộc khu du lịchnúi Sam ở thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm du khách xa gần lại nô nức kéo đến từ trước đó vài ngày, tham quan nghỉ ngơi để dự nghi thức tắm Bà. Bệ thờ đặt bức tượng được che khuất bởi một bức màn vải có viền ren thêu chữ, màu sắc hoa tiết hoa văn sặc sỡ. Tiếp đó, một nhóm 4- 5 phụ nữ được chọn từ trước dâng nước thơm lau khắp thân tượng, rồi thay mũ miện và quần áo mới. Kết thúc lễ tắm Bà, bức màn sẽ được kéo qua một bên, mọi người tiến vào chiêm bái, gửi hoa kính quả để xin lộc Bà.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ

Cũng như bao lễ hội khác, phần lễ trang nghiêm, thành kính với  4 lễ chính: lễ rước bốn bài vị từ lăng Thoại Ngọc Hầu vể miếu Bà, lễ Túc Yết, lễ Xây Chầu – Hát Bội, lễ Chính Tế. Sau khi kết thúc phần lễ là lúc người dân chơi đùa, nháo nhiệt cùng các hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn như múa lân, múa mâm thao, múa chén,…

Nhân dân trong vùng luôn tin Bà Chúa Xứ luôn phò trợ cho dân chúng. Người đến nhang khói rất đông, ai cầu gì cũng được như ý. Tiếng lành đồn xa, sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ núi Sam được loan truyền ra khắp nơi, ngày càng có nhiều người đến xin lạy, cầu bái. Đặc biệt vào ngày lễ vía Bàkhông chỉ người dân ở đây, khách hành hương từ phương khác rất cũng đông khiến cho ngày hội càng trở nên tưng bừng náo nức.

2. Lễ Cholchnam Thmay

Lễ Cholchnam Thmay là tên gọi khác của Tết cổ truyền của người Khmer ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ diễn ra vào dịp năm mới dịch nên còn gọi là “Lễ chịu tuổi”. Cách tính ngày theo Phật lịch nên nơi khác so với lịch dương. Lễ hội được diễn ra vào tháng 3 âm lịch tức tháng 4 dương hàng năm. Lễ hội được kéo dài trong vòng 3 ngày, tức ngày 13, 14, 15 tháng 3 âm lịch, nếu vào năm nhuận thì ngày bắt đầu lùi lại 1 ngày.

Lễ Cholchnam Thmay

 Đây là một trong những lễ hội lớn được mong chờ nhất trong năm của người dân ở các tỉnh như Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh. Vào những ngày này, trong nhà nào cũng có bánh ngọt, bánh tét, hoa quả và hương đèn để dâng chùa lễ Phật.

Trong 3 ngày lễ hội, ngày thứ nhất gọi là ngày "Chôl Sangkran Thmây", vào ngày này mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc trang phục dân tộc, mang theo lễ vật nhang đèn vào chùa làm lễ rước Sangkran. Buổi tối, trong sân chùa sẽ diễn ra các hoạt động vui chơi giải trí như múa dù-kê, rồ-băm, múa lâm-thôl, thả đèn gió,... Ngày thứ hai gọi là "Wonbơt", buổi sáng thức giấc, mọi người làm lễ dâng cơm các sư sãi ở chùa. Đến buổi chiều, có lễ đắp núi cát, theo đó ai cũng sẽ tìm nắm cát sạch đem đến chùa đổ thành đống quanh các đền thờ Phật và hành lang trước sân chùa. Ngày cuối cùng gọi là ngày "Lơn Săk", là ngày lễ tắm tượng Phật sư. Hết ba ngày cũng chính là lúc người dân Khmer bước vào vụ mùa mới. Nếu du khách đi du lịch miền Tây vào dịp này, sẽ được tận mắt thấy rõ và khám phá được nhiều điều thú vị từ đây.

3. Lễ Cúng dừa

Lễ Cúng dừa có rất nhiều tên gọi như lễ hội Thăk Kôông hay hội Thác Côn. Lễ Cúng dừa được tổ chức hàng năm từ ngày 14 -16 tháng 3 âm lịch ở chùa Mahasal Thatmon, thuộc xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đây cũng là khoảng thời gian đầu mùa mưa nên hội này có ý nghĩa cầu bình an, mưa thuận gió hòa cho mùa màng tươi tốt. Không những thế, theo quan niệm của nhiều người đây còn là dịp lành để người dân xin Trời Phật ban cho sự ngọt ngào, làm ăn buôn bán phát đạt, con cháu hiếu thảo đối với bề trên.

Lễ Cúng dừa

Hội Cúng dừa đúng như nghĩa đen của nó cúng những chiếc bình bông làm bằng trái dừa theo tiếng Khmer gọi là Slathodon. Phần bông được bàn tay khéo léo tạo hình bởi những lá trầu xanh và những bông hoa tươi. Loại hoa được cắm nhiều nhất là hoa sen, có đôi khi người ta cũng cắm thêm bông huệ hoặc cúc vạn thọ. Phần đế cắm hoa là những trái dừa to, da bóng, màu sắc xanh đẹp mắt.

Người dự lễ thường thường sắm sửa hương hoa, dầu gió, chỉ đỏ đi cúng lễ để lấy may, lấy phước về nhà. Lễ Cúng dừa còn hấp dẫn rất nhiều du khách đến tham gia ở các tỉnh khác như Kiêng Giang và cả Campuchia.

4. Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi

Lễ hội đua bò trứ danh được diễn ra từ ngày 29-8 đến mùng 1-9 âm lịch tại vùng Bảy Núi thuộc tỉnh An Giang. Lễ hội truyền thống này được diễn ra đúng vào dịp Tết Đôn –ta là dịp lễ cúng ông bà, tưởng nhớ tổ tiên của đồng bào dân tộc Khmer.

Lễ hội đua bò vùng Bảy Núi

Khoảnh ruộng để chuẩn bị cho cuộc đua bò có chiều dài 200m, chiều ngang 100m được trục xới để có độ trơn của bùn. Đoạn đường đua chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao, nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ cachsnhau 5m để làm kí hiệu. Khoảng 2 tháng trước lễ hội, người ta cho bò nghỉ ngơi, ăn uống và tập luyện theo chế độ đặc biệt để chuẩn bị cho cuộc đua.Trước khi vào cuộc đua, đôi bò được chọn để đấu với nhau theo cách bốc thăm. Trong khi đua có đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua sẽ bị loại, đôi bò nào dẫm lên giàn bò trước sẽ là đôi thắng cuộc. Nếu lỡ người điều khiển đôi bò bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bò tức là thua cuộc. Từ lúc cuộc đua bắt đầu cho đến kết thúc không khí lúc nào cũng nhiệt, chốc chốc lại nổ lên từng trận tiếng vỗ tay, tiếng quát khen hay tưng bừng sôi nổi dành cho những người điều khiển các đôi bò giỏi hoặc những pha về đích gay go, quyết liệt.

Cùng với hội đua bò là Tết Đôn-ta, dịp này người dân còn tổ chức thả thuyền, làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về cùng chung vui với gia đình. Thuyền để thả là được kết từ những bè chuối, phía trên bày đủ các phẩm vật đã cúng, sau đó đem thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần nhà, … Nếu bạn đến An Giang vào dịp này, sẽ được tiếp đãi nồng hậu, chu đáo vì họ cho rằng khách là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình, con cháu,…

5. Lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok, hay còn gọi là Phochia Praschanh som paes khee, có nơi gọi là lễ Cúng Trăng. Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào giữa tháng 10 âm lịch trên địa bàn các tỉnh có đồng bào Khmer cư ngụ tuy nhiên lớn nhất vẫn là ở Cần Thơ và Trà Vinh.

Lễ hội Ok Om Bok

Buổi sáng trong ánh nắng chói chang, tiếng cồng, tiếng còi đồng điệu vang lên đưa chiếc ghe về đích. Lễ hội Ok Om Bok mở đầu với cuộc đua ghe, được xem như phương tiện quen thuộc ở đây. Ghe chứa đến 40 tay chèo, được trang trí màu sắc hoa văn đẹp đẽ lướt đi như bay trên mặt nước nổ đầy bọt sóng. Tiếng hoan hô, cổ vũ càng kích thích những tay chèo thêm khỏe, đạp nước tiến về đích.

Đến xế chiều, người dân ở Sóc Trăng thì đến hồ Nước Ngọt, còn ở Trà Vinh thì tập trung về Ao Bà Om tham dự lễ Cúng Trăng. Đêm hội diễn ra trong không khí náo nhiệt, đâu đâu cũng là người, tốp ngồi, tốp đứng, tốp thong thả dạo chơi, đồ vặt vật phẩm bày bán khắp nơi. Những nghệ sĩ không biết tên mải mê ứng khúc hát hát rô-băm, hát dù-kê, hát à-day hay múa lâm thôn, thi đấu cờ ốc, đấu võ, kéo co, đi cà khêu,… Nhộn nhịp, rộn ràng như thế khiến bao buồn phiền, lo toan đều tan biến mà hòa mình vào ngày hội lớn.

key:comment