Khám phá thành cổ Lạng Sơn – dấu tích lịch sử hào hùng

Thành cổ Lạng Sơn là một trong những di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và là di tích kiến trúc quân sự có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ riêng với tỉnh Lạng Sơn mà còn là cả nước ta. Nơi đây là cửa ngõ phòng thủ quân sự của đất nước quan trọng trong thời kỳ lịch sử. Cùng đến với Lạng Sơn để khám phá điều thú vị tại thành cổ này ngay bây giờ!

 

Đôi nét về thành cổ Lạng Sơn

Thành cổ Lạng Sơn hay còn được gọi là Đoàn thành nằm tại phường Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Thời điểm xây dựng tòa thành vẫn chưa xác định một cách chính xác, theo lịch sử ghi chép lại thì đến năm Hồng Đức thứ 26 nhà Lê, tức năm 1495 tòa thành đã được tu bổ lại. Những lần được tu sửa lớn khác được ghi chép lại vào những năm 1756 – 1758 dưới triều Cảnh Hưng, năm 1837 dưới thời nhà Nguyễn, năm 2001 và 1 lần năm 2005 – 2006. 

 

Thành cổ Lạng Sơn

Đôi nét về Thành cổ Lạng Sơn

 

Từ khi xây dựng, thành được xem như một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến. Vào thời bấy giờ, xung quanh thành cổ Lạng Sơn là chợ và phố xá nhộn nhịp, các hoạt động buôn bán hay giao thương với Trung Quốc lúc đó rất tấp nập.

 

Thành cổ Lạng Sơn

Thành cổ Lạng Sơn hay còn được gọi là Đoàn thành nằm tại phường Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

 

Trước kia, thành cổ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vào năm 1999, thành được xếp hạng cấp quốc gia và là di tích lịch sử, công trình kiến trúc quân sự có ý nghĩa vô cùng đối với Việt Nam.

 

Thành cổ Lạng Sơn

Từ khi xây dựng, thành được xem như một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến.

 

Khám phá thành cổ Lạng Sơn

Thành cổ Lạng Sơn được xây dựng hình chữ nhật với 4 cửa theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc tương ứng với 4 ngôi đền thiêng mà người dân vẫn hay gọi là “Tứ trấn” cùng 19 canh. 4 ngôi đền này tạo nên sức mạnh, tăng cường uy lực để giúp cho thành cổ ngày càng vững chắc. 

 

Thành cổ Lạng Sơn

Thành cổ Lạng Sơn được xây dựng hình chữ nhật với 4 cửa theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc

 

Có thể nói, với vị trí đắc địa như thế này, thành cổ Lạng Sơn là nơi có ưu thế cả về phòng thủ lẫn tấn công khi có quân địch. Những bức tường thành được xây bằng gạch vồ với chiều cao khoảng 4 mét. Trên đỉnh tường thành gạch được xây chìa ra ngoài rộng khoảng 0,1 mét tạo thành một vòm mái để bảo vệ phần tường thành bên dưới. 

 

Thành cổ Lạng Sơn

Những bức tường thành được xây bằng gạch vồ với chiều cao khoảng 4 mét.

 

Chu vi của thành rộng khoảng 1km, 4 mặt đều rất tháng và bằng phẳng, điều này giúp cho việc triển khai tấn công thuận tiện hơn và có thể bắt đầu bất cứ lúc nào cần thiết. Phần mặt Đông của thành rộng khoảng 153 trượng 8 xích 7 thốn – đơn vị đo lường cũ, mặt Tây rộng khoảng 140 trượng, năm Nam rộng 273 trượng và phần mặt Bắc rộng hơn 290 trượng. Theo thời gian thì hiện nay chỉ còn 2 cổng thành là còn giữ được đó là cổng thành phía Tây và phía Nam. Phần cổng phía Nam dài hàng trăm mét còn khá nguyên vẹn với phần móng xây bằng đá xanh và phần cổng xây theo lối vòm cuốn.

 

Thành cổ Lạng Sơn

Phần cổng phía Nam dài hàng trăm mét còn khá nguyên vẹn với phần móng xây bằng đá xanh và phần cổng xây theo lối vòm cuốn.

 

Thành cổ Lạng Sơn

Theo thời gian thì hiện nay chỉ còn 2 cổng thành là còn giữ được đó là cổng thành phía Tây và phía Nam

 

Phần chân thành và móng thành được xây dựng lên từ các phiến đá to hình vuông sắc cạnh hay bằng đá vôi màu xanh vô cùng chắc chắn. Bởi vậy mà trải qua thời gian hàng trăm năm, bức tường thành vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính cho tới tận bây giờ. 

 

Thành cổ Lạng Sơn

Những vết tích còn sót lại của thành cổ từ phần bản lề đến những phiến đá lớn đều được chạm trổ hoa văn rất công phu và đẹp mắt.

 

Nếu bạn ghé tới du lịch Lạng Sơn thì nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội đến khám phá thành cổ Lạng Sơn. Không chỉ để tham quan, chiêm ngưỡng một di tích mà còn là tìm hiểu một phần lịch sử của đất nước. Những vết tích còn sót lại của thành cổ từ phần bản lề đến những phiến đá lớn đều được chạm trổ hoa văn rất công phu và đẹp mắt.

 

Thành cổ Lạng Sơn

Phần tường thành này hiện nay bao quanh một số cơ quan quan trọng như Tỉnh Ủy, Bộ đội Biên phòng và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

 

Nếu cổng thành phía Nam vẫn được mở để du khách có thể tới tham quan và khám phá thì phần cổng thành phía Tây đã được xây bít lại. Phần tường thành này hiện nay bao quanh một số cơ quan quan trọng như Tỉnh Ủy, Bộ đội Biên phòng và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.

 

Thành cổ Lạng Sơn

Cổng thành phía Nam vẫn được mở để du khách có thể tới tham quan

 

Ngoài việc ghé đến tham quan Thành cổ Lạng Sơn thì bạn cũng có thể ghé đến 4 ngôi đền linh thiêng nằm ở 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc để hành lễ xung quanh thành nhé! Đền cửa Đông được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XVIII cho tới đầu thế kỉ XIX. Trước đền là cây đa cổ thụ trăm tuổi tỏa bóng mát rượi. Đền cửa Tây cũng được xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ XVIII thờ Hưng Đạo Vương và các vị thánh Mẫu.

 

Thành cổ Lạng Sơn

Đền cửa Đông được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XVIII cho tới đầu thế kỉ XIX.

Đền của Nam chỉ nằm cách thành cổ Lạng Sơn hơn 100 mét, đền thờ Đức Thánh Trần và các Thánh Mẫu. Lễ hội đền cửa Nam được diễn ra vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm, thu hút rất đông du khách cũng như người dân trong vùng. Đền cửa Bắc là một trong đền tứ trấn Lạng Sơn mà khi ghé thăm Thành cổ bạn cũng có thể ghé qua! Nơi đây hiện lưu giữ rất nhiều những hiện vật vô cùng quý giá như tấm bia đã ghi công đức được xây dựng từ năm 1924 hay những tượng thánh, đồ thờ tự,... Đầu năm này cũng là lúc đền tứ trấn tổ chức các lễ hội hàng năm, ghé đến đây và cầu chúc cho mình và gia đình một năm mới bình an ngay thôi nào!

 

Thành cổ Lạng Sơn

Đền cửa Tây cũng được xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ XVIII thờ Hưng Đạo Vương và các vị thánh Mẫu.

 

Những ngôi đền hay thành cổ Lạng Sơn dù trải qua biết bao thăng trầm lịch sử cũng như biến động của thời gian nhưng đến nay vẫn sừng sững và gìn giữ cho tới bây giờ! Ghé thăm Lạng Sơn thì nhất định không được bỏ lỡ cơ hội đến với Đoàn Thành cổ để chiêm ngưỡng và khám phá những điều thú vị nhé! 

key:comment